NẰM LÒNG NGHỊ ĐỊNH VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM MỚI NHẤT: BÙA HỘ MỆNH DOANH NGHIỆP VAY VỐN

Sau gần nửa thập kỷ ngóng đợi, sự ra đời của Nghị định về giao dịch bảo đảm mới nhất – Nghị định 21/2021/NĐ-CP hay “Nghị định 21” sau khi Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực, được kỳ vọng sẽ mở ra một chân trời mới cho các giao dịch bảo đảm, giúp đáp ứng nguyện vọng của các bên vay vốn. Tham khảo ngay bài viết này của chúng tôi.

nghị định về giao dịch bảo đảm mới nhất

Tìm hiểu nghị định về giao dịch bảo đảm mới nhất

Tháo gỡ nút thắt tài sản bảo đảm

Theo Nghị định về giao dịch bảo đảm mới nhất này, tài sản được dùng trong bảo đảm thực hiện nghĩa vụ gồm:

  • Tài sản hiện có hoặc tài sản được hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự hay luật khác liên quan quy định cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm và biện pháp bảo đảm;
  • Tài sản đem bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
  • Tài sản thuộc về đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
  • Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp được quy định trong pháp luật liên quan.

Nghị định 21 đã quy định chi tiết nhiều trường hợp tài sản là các “gương mặt thân quen” với ngân hàng mà diện mạo lâu nay chưa thể hiện rõ ràng như: 

  • Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng: nếu như pháp luật trước đây chỉ đề cập rằng loại tài sản bảo đảm này trong đăng ký biện pháp bảo đảm, khiến ngân hàng ngần ngại nhận hoặc định giá thấp chúng. 

Do đó, Nghị định 21 đã chính thức ghi nhận và làm rõ quyền khai thác, quản lý dự án, hưởng hoa lợi, lợi tức v.v… là tài sản bảo đảm. Việc chỉ rõ mặt, gọi rõ tên sẽ giúp quyền tài sản có thể thay đổi thân phận tài sản “hờ” trong mắt các tổ chức tín dụng, giúp hạn chế  phát sinh tranh cãi.

  • Đối với các dự án đầu tư: Nghị định về giao dịch bảo đảm mới nhất này đã chính thức công nhận dự án được phép chuyển nhượng là tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, việc mô tả dự án phải đúng theo hồ sơ pháp lý, nhằm tránh phát sinh các dự án “ma” và tình trạng doanh nghiệp “tay không bắt giặc” vốn đã từng gây gánh nặng nợ xấu cho ngân hàng.
  • Đối với các phương tiện giao thông: các ngân hàng sẽ phải cung cấp giấy xác nhận giữ giấy tờ theo yêu cầu của pháp luật để doanh nghiệp sử dụng hoặc có thể lưu hành xe cộ đang thế chấp. Như vậy, một trong những vấn đề đang bỏ ngỏ hiện nay đã được giải đáp, giúp bảo đảm quyền khai thác lợi ích từ tài sản của doanh nghiệp.
  • Đối với tài sản mới phát sinh do đầu tư vào tài sản thế chấp: chỉ được xử lý cùng với tài sản thế chấp nếu không thể tách rời, nhằm giúp giữ nguyên giá trị tài sản gốc. Do đó, ngân hàng không xử lý tài sản mới phát sinh có thể tách rời như: tiền thuê nhà, cổ tức, v.v… mà không ảnh hưởng giá trị tài sản thế chấp, ví dụ: cổ phần, nhà ở, v.v…

nghị định về giao dịch bảo đảm mới nhất

Xử lý tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai theo thỏa thuận

Nghị định 21 đưa ra cách tiếp cận mới là theo thỏa thuận và từ bỏ cách xử lý “cứng” trên cơ sở tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai phải hay không phải đăng ký theo như thông tư trước đây. 

 Dù vậy, các nhà làm luật cũng gợi ý cách thỏa thuận cho các bên như sau: 

  • Trường hợp nếu tài sản đã hình thành và có giấy tờ: Các ngân hàng xử lý bình thường như nhận chính hay bán tài sản;
  • Trường hợp nếu tài sản chưa được hình thành hoặc chưa có giấy tờ: Các ngân hàng nhận chính, bán hoặc chuyển nhượng quyền đối với tài sản đó.

Tuy nhiên, quy định này không có tính ràng buộc. Vì vậy, doanh nghiệp và ngân hàng cần có sự thỏa thuận chi tiết cách xử lý trong hợp đồng nhằm tránh các tranh cãi khi thực hiện.

Tôn trọng thỏa thuận và quyền truy đòi tài sản

Cần lưu ý rằng các bên được nhà làm luật trao cho quyền thỏa thuận khác với Nghị định về giao dịch bảo đảm mới nhất này, miễn là phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Cần phải đáp ứng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự;
  • Đáp ứng đủ điều kiện giao dịch dân sự và;
  • Nằm trong giới hạn thực hiện quyền dân sự. 

Do đó, trong trường hợp quá trình đàm phán thông thường trên cơ sở mẫu hợp đồng có tiềm ẩn những điều khoản bất lợi do ngân hàng đưa ra, việc cẩn trọng và lắng nghe tư vấn là tấm khiên duy nhất để bảo vệ doanh nghiệp.

Nghị định 21 cũng tuyên bố rằng nguyên tắc ngân hàng luôn có quyền truy đòi dù trong trường hợp tài sản bảo đảm bị chuyển giao cho người khác. Như vậy, cơ sở pháp lý về khả năng thu hồi nợ xấu của tổ chức tín dụng cũng chính là lời cảnh tỉnh đối với các doanh nghiệp đang có ý định tẩu tán tài sản.

Nghị định 21 đã có hiệu lực kể từ ngày 15/05/2021.

Trên đây là toàn bộ những phân tích về Nghị định 21/2021/NĐ-CP. Hy vọng quý độc giả đã hiểu được tổng quan liên quan đến nghị định về giao dịch bảo đảm mới nhất này. 

 

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY