Kinh nghiệm bố trí thép dầm cực kỳ hữu ích cho anh em

Thép dầm là cụm từ rất quen thuộc với những ai làm trong ngành xây dựng. Bởi tầm quan trọng và sự phổ biến của thép dầm trong mỗi công trình.  Dưới đây là những kinh nghiệm bố trí thép dầm cực kỳ hữu ích cho anh em công trình.

Bố trí thép dầm tiết diện ngang

Đối với tiếp diện ngang anh em cần chú ý bố trí thép dầm như sau:

Chọn đường kính cốt thép dầm hướng dọc

Đường kính cốt thép chịu lực trong dầm sàn thường được chọn khoảng từ 12mm tới 25 mm. Cần phải lưu ý rằng trong dầm chính có thể chọn đường kính cốt thép lên tới 32mm. Không nên sử dụng cốt thép có đường kính lớn hơn 1/10 bề rộng của dầm.

Trong mỗi dầm không nên sử dụng quá ba loại đường kính cho cốt thép chịu lực. Để tiện cho việc thi công công trình và tránh nhầm lẫn, thì các đường kính phải chênh lệch tối thiểu 2mm.

kinh nghiệm bố trí thép dầm

Lớp bảo vệ cốt thép dầm

Khi thi công cần phân biệt rõ lớp bảo vệ của cốt thép đai C2 và cốt thép chịu lực C1. Chiều dày đường kính cốt thép phải luôn lớn hơn lớp bảo vệ C trong mọi trường hợp. Và nó có giá trị không nhỏ hơn Co với quy định như sau:

  • Cốt thép chịu lực:  Trong bản và tường có độ dày từ 100mm trở xuống Co=10mm (15mm). Còn đối với độ dày tường từ 100mm trở lên Co=15mm (20mm). Trong sườn và dầm có chiều cao nhỏ hơn 250mm thì Co=15mm ( 20mm), từ 250mm trở lên thì Co= 20mm( 25mm)
  • Cốt thép cấu tạo, cốt thép đai: tiết diện có chiều cao nhỏ hơn 250mm thì Co=10mm (15mm), còn từ 250mm trở lên thì Co= 15mm ( 20mm)

Đối với những kết cấu ở vùng chịu ảnh hưởng của môi trường biển, môi trường có tính ăn mòn cao, khắc nghiệt. Cần lấy tăng chiều dày lớp bảo vệ còn đối với kết cấu làm bằng bê tông nhẹ, bê tông tổ ong cần lấy tăng chiều dày lớp bảo vệ theo quy định.

Khoảng hở của cốt thép dầm

Giữa hai mép cốt thép, khoảng hở của cốt thép dầm không được nhỏ hơn đường kính cốt thép lớn và không nhỏ hơn trị số to. Khi đặt thành hai hàng thì cốt thép với các hàng phía trên to bằng 50mm. Khi trong mỗi vùng đặt cốt thép thành nhiều hàng thì không được đặt cốt thép ở hàng trên vào khe hở ở hàng dưới.

Dùng nhiều cốt thép có thể bố trí cốt thép theo cặp, không để khe hở giữa chúng trong điều kiện chật hẹp. 

Giao nhau của cốt thép dầm

Cốt thép phía trên của dầm chính phải được đặt vào khoảng giữa, khi đặt cốt thép bên trên của dầm thành hai hàng. Nếu cốt thép bên trên của dầm chính cũng được đặt thành hai hàng thì cần đặt chúng cách ra để kẹp cốt thép của dầm sàn vào giữa.

kinh nghiệm bố trí thép dầm

Kinh nghiệm bố trí thép dầm đặt cột theo phương dọc

Khi bố trí cốt thép dầm theo phương dọc, anh em cần lưu ý những nguyên tắc như sau:

  • Trong vùng momen âm cốt thép dọc chịu kéo As đặt ở phía trên, trong vùng momen dương ở phía dưới.
  • Trong mỗi vùng đã được chọn và tính toán kỹ lưỡng nên đặt cốt thép ở tiết diện có momen lớn nhất. Bằng cách cắt bớt một số thanh hoặc uốn chuyển vùng. Anh em có thể tiết kiệm được một chút chi phí nguyên vật liệu
  • Sau khi cắt, uốn phải đảm bảo số lượng cốt thép còn lại đảm bảo đủ khả năng chịu lực theo momen uốn trên các tiết diện thẳng, góc và trên cả các tiết diện nghiêng
  • Cốt thép chịu lực cần được neo chắc chắn ở đầu mỗi thanh để đảm bảo khả năng chịu lực tốt nhất 
  • Dọc theo trục dầm các cốt thép chịu lực ở phía trên và phía dưới có thể được đặt phối hợp hoặc 1 cách độc lập.
  • Nếu muốn tiết kiệm một chút chi phí thì có thể dùng phương pháp đặt cốt thép phối hợp khi làm cốt thép dầm. Tuy nhiên, việc phối hợp đặt cốt thép lại làm cho quá trình thi công trở nên phức tạp hơn. Điều đó khiến việc chọn lựa để bố trí các thanh thép cũng trở nên khó khăn hơn.

kinh nghiệm bố trí thép dầm

Bài viết trên đây mình đã chỉ ra một số kinh nghiệm bố trí thép dầm cực kỳ hữu ích cho anh em. Hy vọng sẽ giúp anh em có thêm kiến thức và kinh nghiệm để thi công công trình một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY