Cây Lưỡi Hổ thường được biết đến như một trong những loại cây có nhiều tác dụng tốt để điều trị bệnh ho hoặc viêm họng. Thậm chí nhiều bài thuốc đông y cũng sử dụng loại cây này để làm các vị thuốc. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người thắc mắc liệu cây Lưỡi Hổ có độc không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được cây Lưỡi Hổ có độc hay không?
Giới thiệu về cây Lưỡi Hổ
Lưỡi Hổ là một trong những cây được nhiều người ưa thích dùng làm cây cảnh trang trí cho văn phòng, chỗ làm việc hoặc trồng trong nhà với nhiều tác dụng khác nhau.
Đặc điểm của cây Lưỡi Hổ
Tên gọi: Hổ vĩ, Hổ thiệt, Lưỡi cọp
Mô tả: Cây Lưỡi Hổ là một loại thực vật mọng nước. Cây mọc thẳng từ dưới gốc lên. Khi cây trưởng thành, cây Lưỡi Hổ có thể cao đến 80cm, có thân rễ. Lá cây thường có màu xanh đậm, cứng và dày, mọc thành các cành nhô ra từ gốc, dạng hình giáo hẹp, có khoảng 5 – 6 bụi trên một cây. Ngoài ra, dọc hai bên lá cây là một dải màu vàng kéo dài từ gốc đến ngọn của cây. Hoa là loại nhỏ, khá mềm mại, có màu trắng ngà, mọc thành từng cụm. Quả của cây có dạng hình cầu, màu vàng cam.
Phân bố: Cây sống rất bền, có khả năng chịu nóng rát, khô hạn rất tốt. Cây vẫn có thể tồn tại và phát triển tốt khi chỉ có ít ánh nắng mặt trời. Loại cây này có nguồn gốc từ một vùng nhiệt đới ở Tây Phi phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo, bao gồm cả Nam Phi và Tanzania. Ở Việt Nam, cây Lưỡi Hổ thường mọc dại ở một số vùng núi và đồng bằng. Nhưng hiện nay, cây Lưỡi Hổ được trồng khá nhiều ở mọi gia đình chủ yếu để làm cảnh và phong thủy.
Tác dụng của cây Lưỡi Hổ
Về tác dụng của cây Lưỡi Hổ, các nhà khoa học đã chứng minh cây Lưỡi Hổ có nhiều tác động tích cực và có ích cho sức khỏe. Vì thế nên nó được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
Làm giảm dị ứng ở da: Lá cây Lưỡi Hổ có tác dụng tương đương như lá nha đam, có tính sát khuẩn và kháng viêm tốt nên thường xuyên được dùng để điều trị một số bệnh dị ứng ở da. Ngoài ra, chiết xuất từ lá của cây này còn có thể điều chế thành các loại kem chống nắng, kem dưỡng da làm sáng da, se khít lỗ chân lông và căng mịn.
Thanh lọc không khí, loại bỏ độc tố: Cây Lưỡi Hổ để giúp thanh lọc, khử khuẩn không khí rất tốt. Là một trong số ít những cây có khả năng lọc được không khí cả ngày lẫn đêm.
Chữa hôi miệng: Với mùi thơm dịu nhẹ, dễ chịu đặc trưng của cây thảo dược và khả năng kháng khuẩn tốt của mình, gel của cây thường xuyên được dùng làm nước súc miệng, có tác dụng giảm đau, sâu răng, hôi miệng và trị các chứng bệnh chảy máu chân răng hiệu quả.
Điều trị bệnh đường tiêu hóa: Bạn có thể dùng lá cây làm nước ép để uống, sẽ trị được các chứng trào ngược dạ dày, đầy hơi, khó tiêu, giúp nhuận tràng, lợi gan.
Bên cạnh những tác dụng như trên thì cây Lưỡi Hổ còn có ý nghĩa trong phong thủy. Cây có tác dụng trừ tà, chống lại những điều xui xẻo, không may trong cuộc sống. Dáng vẻ cao quý từ thân cho đến ngọn của cây Lưỡi Hổ là biểu tượng của uy quyền, phú quý và may mắn.
Cây lưỡi hổ có độc không?
Với hình dáng cây nhỏ gọn có thể đặt được trên bàn hay những cây to có kích thước lớn cũng có thể trang trí không gian văn phòng. Đồng thời với những tác dụng nêu trên, cây Lưỡi Hổ chắc chắn là loại cây trồng được lựa chọn hàng đầu.
Tuy nhiên, cây Lưỡi Hổ được đánh giá là cây có tính độc nhẹ, nếu ăn trực tiếp và nhiều sẽ gây ngộ độc. Nếu ăn trực tiếp lá của cây này có thể gây ra các triệu chứng như: buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, ngứa rát khoang miệng do dị ứng. Đối với người nhạy cảm, nếu tiếp xúc bên ngoài như chạm vào lá, thân hoặc dùng tay bóp nát lá cây Lưỡi Hổ thì có thể bị dị ứng, nổi mẫn, viêm da.
Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ hoặc nuôi thú cưng thì không nên trồng cây Lưỡi Hổ trong nhà. Hoặc nếu có trồng thì hãy để cây Lưỡi Hổ tránh xa tầm tay của trẻ em để có thể tránh được những trường hợp bé bứt, nhai và nuốt lá cây gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Nếu dùng làm thuốc uống thì yêu cầu phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ.
Khi bạn biết cách sử dụng thì chắc chắn một điều cây Lưỡi Hổ sẽ không độc như bạn tưởng tượng mà ngược lại cây mang đến cho bạn rất nhiều tác dụng tốt, bổ ích. Vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ không gian để đặt cây, số lượng cây bao nhiêu, kích thước cũng như mục đích bạn sử dụng để có thể lựa chọn cho mình chậu cây Lưỡi Hổ phù hợp.
Cây Lưỡi Hổ có độc không? Câu trả lời chính xác cây Lưỡi Hổ chính là loại cây có độc và nó chỉ thật sự an toàn khi bạn tìm hiểu kỹ, biết cách sử dụng và dùng đúng mục đích.
Lưu ý: Mọi thông tin về tác dụng chữa bệnh hay y học về cây Lưỡi Hổ đều được tìm hiểu thông qua các tài liệu về y học. Vì vậy, nếu các bạn muốn sử dụng cây làm thuốc chữa bệnh thì xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để có được giải đáp chính xác nhất.